CHI TIẾT CẤU HÌNH – HP Zbook Studio G3
* Cơ sở 1: 316 Nguyễn Trãi – P. Trung Văn – Q Nam Từ Liêm – Hà Nội.( Cách đại học Hà Nội 200m về phía Hà Đông )
Hotline: 0966.310.789 – 0933.4636.88 – Zalo.
*** Cơ sở 2: 115 Phố Bình Đà – Xã Bình Minh – Huyện Thanh Oai – Hà Nội.
Hotline: 0933.4636.88 – Zalo.
HP ZBook Studio G3: Siêu mẫu của làng máy trạm đồ họa
ZBook Studio G3 là phiên bản mỏng nhẹ của dòng ZBook 15 G3. Thiết kế hướng đến sự sang trọng và tính di động cao hơn. Tuy nhiên, cấu hình không hề bị lược bỏ. ZBook Studio G3 cũng đạt tiêu chuẩn quân đội Mỹ về độ bền MIL STD 810G
Đánh giá về sản phẩm HP ZBook Studio G3 là một sản phẩm cao cấp đến từ sự hoàn thiện tỷ mỷ và kết cấu bởi các nguyên liệu cao cấp. Vỏ kim loại, khung hợp kim và các chi tiết viền đều được cắt vát kim cương sáng bóng.
Máy có thiết kế hướng đến người dùng khi các cạnh đều được bo tròn mềm mại.
Mặt lưng kim loại nguyên khối màu tối hơi ánh đồng một chút là một điểm cải tiến so với HP ZBook 15 G3 khi đã được lược bỏ đi phần viền xung quanh, trông đồng nhất và nhẹ nhàng hơn. HP luôn có một thiết kế hướng đến người dùng. Bạn cũng sẽ không thấy chút vân tay hay vết bẩn nào khi bạn mang theo thiết bị này, những chấm nhỏ li ti cũng làm cảm giác cầm máy bám tay hơn.
Không gian làm việc trông cực kỳ chuyên nghiệp và giống với cái tên của nó là Studio.
Phần chiếu nghỉ tay được làm bằng hợp kim nhôm mát lạnh, xung quanh được cắt vát kim cương, cả quanh touchpad và khu vực bàn phím làm tăng thêm sự sang trọng trong thiết kế tổng thể của máy, và cũng cho thấy HP đã rất trau chuốt trên sản phẩm này của mình.
Không gian làm việc của HP ZBook Studio G3 rất thoải mái
Mặt đáy được chia ra làm 2 phần, bao quanh là một viền cao su chạy dài giúp cho máy được ổn định hơn khi đặt trên bàn, tránh hiện tượng trơn trượt.
Phần trên của mặt đáy là tản nhiệt dạng lưới, giúp chiếc máy chạy CPU i7HQ hoạt động mát mẻ hơn. Đây không phải là thiết kế đẹp nhất, nhưng mọi chi tiết đề được tính toán kĩ lưỡng. Thiết kế tỏ ra hiệu quả đối với những người hay thực hiện các tác vụ nặng như chỉnh sửa video và thiết kế đồ họa.
Đánh giá về chất lượng hoàn thiện sản phẩm thì HP Studio được làm rất tốt. Thiết kế không nổi bật như Dell Precision 5510 nhưng lại mang đủ phẩm chất của một chiếc máy trạm và tính hiệu quả cũng như hướng đến trải nghiệm sử dụng cao hơn.
CỔNG KẾT NỐI
Cạnh phải chúng ta sẽ có Jack tai nghe combo 2 trong 1, USB 3.0, HDMI, tới 2 cổng USB-C và cả 2 đều hỗ trợ công nghệ thunder bolt 3 cho băng thông cực kỳ rộng, gấp 4 lầm usb 3.0. Cạnh trái có 1 khe thẻ SD rất cần thiết cho dân đồ họa, 2 cổng USB 3.0 và một cổng LAN RJ45.
MÀN HÌNH
Để đảm bảo được những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn quân đôi mỹ thì Viền màn hình trên HP Zbook Studio G3 không được làm mỏng như nhưng mẫu laptop đắt tiền khác nhưng cũng không dày và cực kỳ cân đối. Với màn hình kích thước lớn 15.6 inches, độ phân giải FullHD. Tấm nền IPS cao cấp cho góc nhìn rộng là một trang bị không thể thiếu trên những mẫu laptop cao cấp như thế này.
Để đánh giá chất lượng hiển thị màu sắc trên màn hình này mình đã sử dụng phần mềm Spyder 5 Elite để kiểm tra và được 92% sRGB và 71% adobeRGB, độ sáng cao 315 nits và độ tương phản tối đa 5/5. Qua những con số trên thì chất lượng hiển thị màu sắc của màn hình này ở mức tốt. Và tương đương khi so với các đối thủ như Macbook Pro 15 2016 hay Dell Precision 5510.
LOA
Loa của Studio mặc dù trông rất hầm hố và được trang bị công nghệ tới từ Bang&Olufsen nhưng âm lượng lại không được lớn như mong đợi. Nhưng chi tiết âm lại rất tốt. Có thể do đây là dòng máy thiên về làm việc nên HP đã hạn chế âm lượng của loa.
BÀN PHÍM
Bàn phím của Studio không được trang bị dãy phím số bên phải. nhờ đó HP sẽ có nhiều không gian để bố trí phím còn lại. Hành trình sâu, khoảng cách giũa các phím vừa đủ và đặc biệt là không hề bị flex khi gõ do khung máy rất chắc chắn. Từ thiết kế phím và chất liệu bề mặt phím Mình đánh giá cảm giác giác gõ phím trên Zbook Studio tốt hơn so với Precision 5510.
Bàn phím và Touchpad của HP ZBook Studio G3
Touchpad được làm lớn, không có thêm nút trái phải rời làm cho nó ăn nhập hơn vào thiết kế tổng thể, xung quanh cắt vát kim cương sáng bóng. Cảm giác di chuột cũng rất tốt, không xảy ra hiện tượng rít tay, ngay cả khi tay ra nhiều mồ hôi trong mấy ngày trời nắng do được phủ một lớp kính cao cấp. Và hỗ trợ đầy đủ các thao tác đa điểm của Windows 10
HIỆU NĂNG
* Benchmark:
HP Zbook Studio G3 được sinh ra cho dân kỹ thuật nên mình đã sử dụng phần mềm đánh giá hiệu năng SPECviewperf 12. Mình có thử so sánh trực tiếp với Asus GL553VD thì thu được tỉ số hòa 4 đều nhưng có vẻ Quadro M1000M mạnh hơn GTX1050 rất nhiều khi chạy các phần mềm cần tính toán nhiều như solidwork, maya.. mặc dù xét về tuổi thọ thì M1000M đã được ra mắt khá lâu. Nếu như các bạn muốn làm việc thật sự chuyên nghiệp thì card đồ họa Quadro là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi không chỉ nó được tối ưu mà sự bền bỉ lì lợm của dòng card này so với Geforce cũng là điểm rất cần lưu ý.
Mình cũng sử dụng Cinbench R15 để kiểm tra sức mạnh của CPU Skylake I7-6820HQ thì nó gần như tương đương với i7-7700HQ Kabylake, chỉ chênh lệch 3 điểm.
Với 3D Mark Zbook Studio đạt ở mức trung bình, không quá mạnh. Do chỉ sử dụng nhân gốc là GTX 950M nên đây là điều khá dễ hiểu. Nhiệt độ tốt đa trong quá trình benchmark là 80 độ ở cả CPU và GPU luồng khí thổi ra phía bản lề như nhiều mẫu laptop đc ra mắt gần đây, Nhờ sự tính toán luồng nhiệt tốt nên phần kê tay vẫn khá mát mẻ trong quá trình máy chạy nặng.
Mobile Workstation HP ZBook Studio G3
* Thử nghiệm:
Mình cũng có thử chơi OverWatch trên Studio, thiết lập ở mức Medium và độ phân giải FullHD. Mức thiết lập đủ để trải nghiệm tốt tựa game. Fps trung bình ở mức tốt là 72 FPS. Đủ để không có điều gì phàn nàn nếu bạn giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhiệt độ tỏa ra trong quá trình chơi game tương đồng với lúc benchmark tối đa 80 độ ở cả CPU và GPU. Cao hơn so với chiếc máy trạm thực thụ ZBook 15 G3 ở bài trước và tương đương với đối thủ Dell Precison 5510.
KẾT LUẬN
HP ZBook Studio G3
Sản phẩm có thể được xem là sản phẩm điển hình của dòng máy trạm di động với thiết kế mỏng nhẹ, cấu hình đủ mạnh để đáp ứng tốt nhu cầu làm việc đồ họa lẫn giải trí đa phương tiện của người dùng. Cái tên của nó đã nói lên tất cả, đấy chính là một studio thu gọn trong hình dáng một chiếc laptop.