HP Envy X360 là chiếc ultrabook 13″ thiết kế lai 2 trong 1 có thể nói là đẹp nhất của HP tính đến thời điểm hiện tại và nó là một sản phẩm được phát triển dưới sự hợp tác giữa HP và các kỹ sư từ bộ phậnWindows của Microsoft nhằm tối ưu hóa mọi thứ từ độ ồn của quạt cho đến độ chính xác màu sắc trên màn hình. Chính vì sự chuẩn mực này, không khó để hiểu tại sao Microsoft thường xuyên dùng Spectre x360 để demo tại các buổi ra mắt của mình. Để tìm hiểu xem một chiếc máy chạy Windows được tối ưu cả thiết kế, phần cứng lẫn phần mềm như vậy có gì thú vị, mời anh em xem qua bài đánh giá dưới đây:

Thiết kế:
Thiết kế máy tính convertible hiện tại đi theo 3 mô-tuýp chính là bản lề kép xoay lật 360 độ khởi sinh bởi chiếc Lenovo Yoga, tiếp theo là loại bản lề xoay tròn gập xuống bàn phím kiểu cổ điển và cuối cùng là thiết kế màn hình và dock bàn phím rời hiện đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Spectre x360 sử dụng thiết kế đầu tiên, bản lề kép gập màn hình ra sau và sử dụng được nhiều chế độ tương tự Yoga. Tuy nhiên, toàn thân máy được làm bằng nhôm màu bạc sáng, thiết kế nhìn rất “bén” nhờ được cắt phẳng thay vì vát diamond như thiết kế của Inspiron hay ASUS ZenBook, hoàn thiện độc đáo với cách xử lý bề mặt khác nhau và trọng lượng nhẹ, khoảng 1,45 kg.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-2.jpg…
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-7.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-8.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-10.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-9.jpg

Đầu tiên là nắp máy (lid), mặt ngoài được hoàn thiện theo kiểu anodize hơi sần tương tự vỏ của Apple MacBook. Lợi ích của lớp phủ anodize như chúng ta đã biết là không để lại dấu vân tay và mang lại tính cao cấp cho chiếc máy. Gần viền trên nắp máy có một khu vực được HP khoét tạo khoang, khả năng là để phân tách sóng. Logo HP tròn không xuất hiện tại tâm nắp máy như hầu hết các mẫu máy khác mà thay vào đó là dòng chư Hewlett-Packard được khắc nổi, đặt lệch sang một bên, tạo nên tính thẩm mỹ rất cao cho Spectre x360. Ngoài ra từ mặt ngoài thì bạn cũng có thể nhìn thấy một phần của bản lề kép được mạ chrome sáng loáng, rất cao cấp.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-30.jpg…

Nếu như bề mặt nắp máy được hoàn thiện anodize thì chuyển sang khung viền bao quanh nắp máy, HP lại xử lý theo dạng nhôm phay xước, sáng màu hơn và nhìn giống như một tấm nhôm bị cắt một nhát rất sắc và để lộ phần phôi bên trong. Sự kết hợp giữa các cạnh máy bo tròn và viền máy sắc cạnh thể hiện độ hoàn thiện phức tạp.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-18.jpg…

Đáy máy cũng được hoàn thiện tương tự với một tấm nhôm anodize. Phần đáy có 4 núm cao su để nâng máy lên chống trầy bề mặt nhôm, thiết kế đẹp và hòa hợp với tổng thể. Ngoài ra thì đáy máy còn có 2 hàng lỗ loa siêu nhỏ.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-22.jpg…
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-23.jpg

Spectre x360 được trang bị màn hình 13″ và chiếc màn hình này được đặt trong một lớp kính cường lực tràn ra các cạnh và lớp kính được ép rất sát với tấm nền hiển thị. Tuy nhiên, thiết kế viền màn hình lại khá dày, khoảng 1,2 cm tại 2 bên và viền dưới nơi có đặt logo Hewlett-Packard dày đến 2 cm. Cũng không khó hiểu khi HP làm màn hình dày như vậy bởi bên cạnh chức năng là một chiếc laptop truyền thống, Spectre x360 cũng là một chiếc máy tính bảng, do đó viền màn hình dày sẽ tạo khoảng trống để bạn cầm và thao tác chạm trên màn hình. Spectre x360 dĩ nhiên không có phiên bản không cảm ứng bởi thiết kế máy convertible nên chúng ta không thể hy vọng một chiếc màn hình viền siêu mỏng như InfinitEdge của Dell XPS 13 2015. Ngoài cùng tấm kính là một viền cao su dày khoảng 1 mm, lồi lên đôi chút. Chức năng của phần viền này là chống màn hình tiếp xúc với bàn phím gây trầy khi chúng ta đóng máy và giảm chấn động khi va chạm.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-21.jpg…
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-15.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-16.jpg

Từ đây thì chúng ta cũng nhìn thấy rõ ràng hơn về hệ thống bản lề kép trên Spectre x360. Tương tự như Yoga, Spectre x360 có thể hoạt động ở cả 4 chế độ là laptop, display, tent và tablet. Mình đã thử nghiệm sử dụng máy ở chế độ display (gập màn hình ra sau, dùng thân máy làm đế) khi đi máy bay Airbus A321. Kết quả là chiếc Spectre x360 vẫn đủ gọn để sử dụng ở chế độ này khi có kích thước nhỏ hơn bàn ăn, từ đó mình có thể thoải mái xem hết 1 bộ phim trong hành trình dài hơn 1 giờ.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-17.jpg…

Bản lề được thiết kế có độ cứng vừa phải, mình không cần mất nhiều lực để gập mở màn hình và độ cứng của bản lề giúp giữ màn hình ổn định hơn khi sử dụng ở mọi chế độ. Tuy nhiên, khi thực hiện thao tác chạm trên màn hình ở chế độ laptop vỏ sò thông thường hay chế độ display thì màn hình vẫn rung và nẩy nhẹ theo đầu ngón tay. Đây có thể xem là nhược điểm cố hữu của thiết kế bản lề kép xoay lật bởi hiện tượng tương tự cũng từng xảy ra trên các thế hệ Yoga và cả chiếc máy giá rẻ như Dell Inspiron 11 3000.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-32.jpg…

Khi gập hết toàn bộ màn hình ra sau, cạnh dưới màn hình và cạnh trên thân máy được bo tròn, tạo hình mô phỏng gáy sách. Kiểu hoàn thiện này tiếp tục thể hiện sự phức tạp trên thiết kế khi màn hình có 4 cạnh khác nhau, cạnh trên phẳng mỏng, cạnh 2 bên cắt phẳng phay xước, cạnh dưới bo tròn. Thiết kế này khá giống Dell Inspiron 11 3000 nhưng đẹp và tỉ mỉ hơn bởi Spectre x360 là một chiếc máy cao cấp.
Tuy nhiên, mặc dù có thể gập ngược ra sau để sử dụng như một chiếc máy tính bảng nhưng trọng lượng cũng như thiết kế sắc cạnh của Spectre x360 không lý tưởng để chúng ta dùng ở chế độ này. Thứ nhất các cạnh máy được vát thẳng gây cấn tay và thứ 2, trọng lượng của chiếc máy là 1,45 kg, nó tương đương với những chiếc laptop 13″ thông thường nhưng nặng đối với một chiếc máy tính bảng.
Cổng kết nối:
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-19.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-20.jpg

Spectre x360 có khá đầy đủ các cổng kết nối với kích thước full-size mặc dù có thiết kế dưới dạng một chiếc Ultrabook Convertible. Cùng xem qua 2 cạnh máy, cạnh trái có cổng nguồn chân kim đặc trưng của HP, khe tản nhiệt được hoàn thiện tỉ mỉ, 1 cổng USB 3.0, nút nguồn có đèn LED báo hiệu và khe đọc thẻ SD. Chuyển sang cạnh phải, Spectre x360 có thêm jack cắm tai nghe 3,5 mm 2 trong 1, 2 cổng USB 3.0 nữa, 1 cổng HDMI tiêu chuẩn, 1 cổng mini DisplayPort, còn lại là 2 nút tăng giảm âm lượng và nút Start.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-13.jpg…

Vị trí các cổng kết nối và nút bấm được HP bố trí tối ưu cho nhiều chế độ hoạt động. Chẳng hạn như phím nguồn được đặt tại cạnh trái, tách biệt giúp chúng ta có thể mở máy ở mọi chế độ sử dụng. Nút tăng giảm âm lượng và Start cũng trong tầm với của ngón tay, cổng tai nghe bố trí rất hợp lý nhất là khi dùng máy ở chế độ tablet và display.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-14.jpg…

Trong khi tất cả các nút, cổng kết nối đều được hoàn thiện tốt thì nút nguồn là điểm mình chưa vừa ý. Nó đặt chìm ngang bằng với mặt cắt cạnh trái – điều này dễ hiểu bởi thiết kế này giảm thiểu nguy cơ bấm nhầm khi chúng ta cầm máy tại các cạnh, cho máy vào túi. Tuy nhiên, nút khá cứng, bấm hơi khó và nếu mới cầm chiếc máy này lên thì bạn phải lần mò tìm chiếc nút này.
Ưu nhược điểm thiết kế ngoại thất:

  • Thiết kế sang trọng, nổi bật và hoàn thiện chất lượng cao;
  • Chất liệu nhôm anodize mang lại cảm giác sử dụng cao cấp;
  • Mỏng và trọng lượng tương đối, thuận tiện khi mang đi;
  • Màn hình xoay lật đa dụng, khớp màn chắc chắn nhưng vẫn gây đàn hồi khi thao tác cảm ứng;
  • Đầy đủ các cổng kết nối tiêu chuẩn, nút bấm được bố trí hợp lý;
  • Chế độ tablet không lý tưởng bởi cạnh sắc và trọng lượng chưa phù hợp với 1 chiếc tablet;
  • Nút nguồn khá khó bấm.

Nội thất:

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-27.jpg…

Nội thất của Spectre x360 khá đẹp và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Chất liệu nhôm hoàn thiện kiểu anodize tiếp tục được sử dụng trên nội thất và nó được làm nguyên khối bao gồm vỉ phím, chiếu nghỉ tay. Tại các cạnh, vỏ nhôm cũng được cắt phẳng và phay xước tương tự thiết kế của nắp màn hình.
Spectre x360 được trang bị bàn phím tiêu chuẩn không phím số. Đây là kiểu bàn phím được sử dụng phổ biến trên những chiếc máy có màn hình dưới 15,6″. Nhờ không có phím số, các phím được thiết kế với kích thước lớn, khoảng cách dàn trải dễ bấm, layout quen thuộc dễ làm quen và có đèn nền backlit nhưng không chỉnh sáng được. Điều mình thích trên chiếc bàn phím này là hành trình phím khoảng 1,5 mm, khá lý tưởng để nhập liệu. Hành trình này sâu hơn một chút so với bàn phím của HP Envy 2015, nhờ đó bàn phím mang lại độ nẩy tốt hơn, cho phép chúng ta gõ chính xác và tự tin hơn. Tuy nhiên, nhược điểm truyền thống của các bàn phím trên máy tính HP vẫn là cụm phím điều hướng nhỏ, dễ bấm nhầm và Spectre x360 cũng thừa hưởng thiết kế tương tự.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-29.jpg… \ Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-28.jpg

Ngay bên dưới bàn phím là bàn rê cỡ lớn và thiết kế khá độc đáo. Bàn rê hình chữ nhật với cạnh ngắn chỉ 4,5 cm nhưng cạnh dài đến 9,5 cm, để dễ hình dung thì bạn có thể tưởng tượng nó tương đương với một chiếc điện thoại màn hình 5″. Bàn rê được phủ kính mang lại cảm giác tiếp xúc rất tốt, bề mặt sần mịn, hạn chế độ rít, cho phép ngón tay trượt đi nhanh hơn. Thêm vào đó, bàn rê cũng hỗ trợ đa điểm và nhờ thiết kế thiên về chiều ngang, bạn có thể dễ dàng đặt 5 ngón tay lên bàn rê và thực hiện các thao tác đa điểm dễ dàng, nhất là các thao tác như phóng to thu nhỏ, vuốt lên xuống bằng 3 4 ngón để mớc Task View hay Cortana trên Windows 10.
Ưu nhược điểm nội thất:

  • Bàn phím rộng rãi, dễ làm quen, phím bấm chất lượng cho tốc độ gõ nhanh;
  • Bàn rê thiết kế lạ mắt nhưng hiệu quả, độ chính xác cao;
  • Bàn phím có đèn LED nhưng không chỉnh được mức sáng;
  • Phím điều hướng nhỏ, khó bấm.

Màn hình & âm thanh:

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-4.jpg…
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-3.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-6.jpg Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-5.jpg

Spectre x360 được trang bị màn hình 13,3″ và chiếc máy mình dùng để đánh giá được trang bị tấm nền IPS độ phân giải QHD (2560 x 1440 px). Tấm nền IPS cho chất lượng hiển thị rất tốt với mật độ điểm ảnh khoảng 221 ppi, góc nhìn rộng, độ sáng và độ tương phản cao. Khả năng tái tạo màu sắc của màn hình rất tốt với độ bao phủ 93% sRGB và 60% AdobeRGB. Nhờ đó Spectre x360 không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu giải trí phim ảnh mà còn có thể đáp ứng nhu cầu chỉnh sửa ảnh và đồ họa tốt. Nhược điểm của màn hình vẫn là độ phản chiếu cao khi sử dụng ngoài trời hay dưới nguồn sáng trực tiếp, đây cũng là nhược điểm chung của các màn hình glossy.

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-26.jpg…
Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-31.jpg

Về âm thanh, Spectre x360 được trang bị hệ thống âm thanh Bang & Olufsen. Trải nghiệm thực tế cho thấy mặc dù 2 loa đặt dưới cho chất lượng âm thanh đầu ra tốt với độ chi tiết cao nhưng âm lượng lại khá bé. Đây là điều đáng tiếc bởi loa bé khiến trải nghiệm giải trí khi chúng ta xem những bộ phim trên màn hình QHD của Spectre x360 bị ảnh hưởng nhiều.

Graphics 520.
Thử nghiệm bằng 3DMark 11, Spectre x360 đạt 1500 điểm, tiếp tục ngang ngửa Lenovo Yoga 900, và cao hơn đôi chút so với các mẫu máy dùng GPU Intel HD Graphics 5500. Điểm số cao nhất thuộc về Surface Pro 4 với GPU Intel Iris Graphics 540, hơn cả chiếc ASUS Zenbook UX303LN có GPU rời Nvidia GeForce 840M. Iris Graphics 540 là một con GPU cao cấp, kế nhiệm Intel HD Graphics 6000 với 48 đơn vị thực thi (EU), gấp đôi so với Intel HD Graphics 520 hay 5500 và cao hơn cả GeForce 920M, do đó việc nó đạt được điểm số cao nhất trong bài test đồ họa là điều dễ hiểu.
Trong bài test 3DMark 13, nội dung Ice Storm chưa đánh giá được hiệu năng của GPU bởi điếm số chênh lệch rất bất thường. Chỉ với bài test Cloud Gate tập trung vào hiệu năng xử lý đồ họa và vật lý dựa trên DirectX 11, chúng ta mới có thể thấy được chính xác hiệu năng của Intel HD Graphics 520 vs Graphics 5500. Như vậy điểm số của 2 GPU này có thể nói là rất tương đồng bởi về xung nhịp và cả số lượng đơn vị thực thi đều không khác nhau nhiều. Chỉ riêng ASUS Zenbook UX303LN và Surface Pro 4 với GPU mạnh hơn mới cho thấy sự chênh lệch rõ ràng. Với nội dung Fire Strike – thường dùng để đánh giá hiệu năng chơi game của những chiếc máy có card đồ họa rời, Spectre x360 có điểm số thấp nhất với chỉ 643 điểm, Lenovo Yoga 900 dù dùng cùng GPU nhưng được hưởng lợi từ dung lượng RAM lớn hơn chia sẻ cho GPU, HD Graphics 5500 trên 2 chiếc máy Acer Aspire S7 và Toshiba Kirabook cũng cho điểm số cao hơn. Riêng ASUS Zenbook UX303LN và Surface Pro 4 với GPU tốt hơn cho kết quả trên 1000 điểm.
Còn về tốc độ ổ cứng SSD trên Spectre x360? HP trang bị cho máy ổ Samsung PM851 chuẩn M.2 dung lượng 512 GB và chiếc ổ này cho tốc độ đọc ghi khá cao với 548 MB/s đọc và 458 MB/s ghi ở chế độ truy xuất dữ liệu liên tục. Trong bảng trên, Dell XPS 13 2016 với ổ Samsung PM951 dùng giao tiếp NVMe, Surface Pro 4 PM851 dùng giao tiếp NVMe và Acer Aspire S7 với 2 ổ Kingston 128 GB chạy RAID 0 cho tốc độ đọc cao nhất. Tuy nhiên, về tốc độ ghi thì ổ Samsung PM851 trên Spectre x360, Samsung PM871 trên Lenovo Yoga 900 và ổ Toshiba HG6 nắm ngôi vị đầu bảng.
Điểm số đánh giá chỉ mang tính tham khảo, trải nghiệm thực tế trên Spectre x360 cho thấy cấu hình của nó đủ để xử lý đa tác vụ và thậm chí là những tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên như Adobe Premiere hay Lightroom. Mình sử dụng nó để làm việc trong cả tuần với rất nhiều tác vụ mỗi ngày, thường là 20 thẻ duyệt web Opera, OneNote, Adobe Photoshop, Lightroom, Premiere đều bật cùng lúc, Outlook check mail liên tục, giải lao bằng phim trực tuyến hay đánh vài ván Liên Minh Huyền Thoại, mọi thứ đều được Spectre x360 xử lý mượt mà, không gặp tình trạng thắt cổ chai nhờ khả năng điều tiết tuyệt vời của CPU Skylake và tốc độ ổ cứng cao. Với một người dùng như mình, Spectre x360 mặc dù là laptop thiên về thời trang và di động nhưng nó hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Pin và nhiệt độ:

Với thiết kế hoàn toàn bằng nhôm và mỏng, Spectre x360 dễ dàng phát nhiệt và khi các thành phần phần cứng được đặt quá gần bề mặt, chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng độ nóng trên bề mặt. Ở chế độ sử dụng bình thường với các tác vụ văn phòng, Spectre x360 vận hành khá mát mẻ với mức nhiệt độ duy trì dưới 30 độ C. Khi tải nặng chẳng hạn như chơi game hay tải trung bình trong thời gian dài với tác vụ xem phim trực tuyến (chạy Adobe Flash) thì nhiệt độ tại khu vực nóng nhất vào khoảng 35 – 38 độ C. Khu vực nóng nhất nằm gần bản lề phía trên bàn phím, khu vực bên trái gần khe tản nhiệt và hơi ấm tại khu vực chiếu nghỉ tay bên trái. Mặc dù ngưỡng nhiệt độ này vẫn chấp nhận được nhưng những ai hay đổ mồ hôi tay thì họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng lâu. Thêm vào đó, mặt dưới của máy nóng hơn, nhiệt độ đo được khoảng 39 – 44 độ C tại các khu vực phía trên gần giữa màn hình, ngay tại vị trí chúng ta thường cầm khi sử dụng ở chế độ tablet và gần khe tản nhiệt. Do đó việc sử dụng máy làm máy tính bảng càng không khả thi.
Về pin, Spectre x360 được trang bị pin 56 Wh, mình thử nghiệm từ mốc pin 75% với độ sáng 70%, bắt đầu cài đặt các ứng dụng để test máy, đồng thời lướt web soạn thảo văn bản nghe nhạc các thể loại thì từ 3:50 PM đến 5:07 PM, máy còn 52% pin. Tiếp tục mở phim trực tuyến coi thì đến 6:30 PM, pin còn 18%, máy tự động trả về chế độ tiết kiệm Battery Saving. Như vậy với 57% pin tiêu hao tương ứng với thời lượng khoảng 160 phút (2,6 giờ). Nếu sạc đầy, với 43% pin còn lại thì chúng ta sẽ có thể dùng máy trong khoảng 2 giờ nữa, như vậy với tình huống sử dụng đa tác vụ và liên tục thì pin của Spectre x360 có thể trụ được khoảng 5 giờ.
Nếu chỉ xem phim trực tuyến liên tục với độ sáng màn hình 70%, âm lượng tối đa thì pin của máy theo tính toán của mình mỗi 105 phút mất 30% pin và bạn sẽ có thể xem liên tục trong 6 giờ, tương đương khoảng 3 bộ phim. Nếu sử dụng với cường độ thấp hơn với các tác vụ đơn giản hơn thì pin máy có thể kéo dài đến 8 giờ, tương ứng với một ngày làm việc.
Kết luận:

Đang tải Tinhte.vn_HP_Spectre_x360-1.jpg…

Qua những đánh giá trên, có thể nói Spectre x360 là một chiếc máy convertible rất hấp dẫn. Nó hấp dẫn bởi thiết kế độc đáo, hoàn thiện cao cấp, chắc chắn và có thể nói là chiếc máy có rất ít khiếm khuyết, không nhiều laptop chạy Windows đạt được độ hoàn thiện như vậy. Spectre x360 thể hiện một sự chuẩn mực trong thiết kế máy tính đa chế độ sử dụng đồng thời đáp ứng được yếu tố cơ bản của một chiếc Ultrabook đó là đủ nhẹ để mang đi, đủ mạnh để làm việc và pin đủ đáp ứng 1 ngày làm việc với cường độ bình thường. Có thể nói sự hợp tác giữa HP và Microsoft đã mang lại những tiêu chuẩn cho chiếc máy này. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những điểm hạn chế mà HP cần cải tiến để khiến Spectre x360 trở thành lá cờ đầu trong làng laptop biến hình. Đó là bản lề cần được nâng cấp với cơ chế mới sao cho có thể giữ chắc màn hình trong khi vẫn mang lại khả năng gập mở linh hoạt và thuận tiện. Đó là một lớp phủ chống bám dấu vân tay trên màn hình để chúng ta có thể sử dụng tính năng cảm ứng trên Spectre x360 thoải mái hơn mà không sợ làm bẩn. Đó là một cơ chế tản nhiệt tốt hơn để chiếc máy không gây nóng cục bộ hay chí ít không nóng tại những vị trí nhạy cảm. Thêm vào đó loa B&O trên Spectre x360 cũng cần được cải tiến để mang lại trải nghiệm hoàn hảo hơn …..

Tóm tắt ưu nhược điểm:
Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp, hoàn thiện cao cấp, chắc chắn;
  • Đầy đủ các cổng kết nối tiêu chuẩn;
  • Bàn phím, bàn rê rất tốt;
  • Màn hình đẹp, góc nhìn rộng, độ sáng, độ tương phản cao, tái tạo màu tốt, sắc nét;
  • Cấu hình hợp lý, đủ mạnh để xử lý đa tác vụ, ổ cứng nhanh;
  • Pin lâu